Ngày 12 tháng 08 năm 2014 Công ty Cổ phần Kiểm định An toàn 3 nhận quyết định số 209/QĐ-ATLĐ Của cục An toàn lao động Bộ lao động thương binh và xã hội. Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cùng ngày Cục an toàn lao động đã cấp giấy chứng nhận Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện Được cấp chứng chỉ huấn luyện số 49/2014/GCN.
Tiếp tục quá trình hoạt động, ngày
Theo đó Công ty Cổ phần Đánh giá - Kiểm định An toàn 3 hoàn toàn có đầy đủ chức năng huấn luyện an toàn lao động - Vệ sinh lao động theo quy định tại thông tư 06/2020 của BLĐ TBXH và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của luật an toàn lao động- Vệ sinh lao động
Download quyết định và giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện:
- Quyết định
- Giấy chứng nhận
Việc huấn luyện an toàn cho người lao động là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro, chi phí và đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Pháp luật lao động yêu cầu người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao động. Thông tư 27/2013/LĐTBXH-TT ngày 18-10-2013 của Bộ Lao động TBXH
Công ty chúng tôi có lực lượng giảng viên giàu kinh nghiệm, phương pháp truyền đạt khoa học, dễ hiểu, luôn cải tiến phương pháp giảng dạy, sử dụng giáo trình điện tử, sử dụng các hình ảnh tư liệu minh họa mang tính thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
Giúp người nghe nhận thức rõ nguy cơ tai nạn lao động và phương pháp phòng tránh.
Công tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động là công tác bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Dưới đây là diễn giải về 6 nhóm được quy định trong việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP:
1. **Nhóm 1: Người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp** - Đây là những người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo an toàn lao động. Họ sẽ được huấn luyện về chính sách, pháp luật liên quan đến an toàn lao động, cũng như vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường làm việc an toàn.
2. **Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động** - Bao gồm cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Họ cần nắm rõ các quy định kỹ thuật, kỹ năng tổ chức và triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn.
3. **Nhóm 3: Người lao động trực tiếp làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động** - Đối tượng này cần huấn luyện về cách nhận diện và phòng ngừa rủi ro tại nơi làm việc, đặc biệt trong các ngành nghề như xây dựng, cơ khí hoặc làm việc ở độ cao.
4. **Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm trên
- Đây là những lao động phổ thông, không làm các công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn nhưng vẫn cần được huấn luyện để nhận diện và báo cáo nguy cơ trong công việc hàng ngày.
5. **Nhóm 5: Người làm công tác y tế** - Những người này được huấn luyện về việc sơ cấp cứu, quản lý sức khỏe cho người lao động, và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp tại nơi làm việc.
6. **Nhóm 6: An toàn vệ sinh viên**
- Là các lao động được phân công kiêm nhiệm làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động. Họ sẽ học cách kiểm tra, báo cáo và đề xuất các biện pháp khắc phục. Những quy định này giúp đảm bảo từng nhóm đối tượng đều được trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp với vai trò của họ.
Đối với các lớp học theo yêu cầu được tổ chức tại doanh nghiệp, Chúng tôi sẽ thiết kế chương trình học riêng, phù hợp vơi đặc điểm ngành nghề của đơn vị, nhằm đảm bảo công tác huấn luyện an toàn – bảo hộ lao động đạt được hiệu quả thiết thực.
Lớp học tổ chức tập trung tại Công ty:
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ KTAT – BHLĐ tại Công ty cho các ngành nghề như:
Kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động dành cho cán bộ Quán lý
Kỹ thuật an toàn chung cho người lao động
Kỹ thuật an toàn trong ngành xây dựng.
Kỹ thuật an toàn trong ngành viễn thông.
Kỹ thuật an toàn hóa chất.
Kỹ thuật an toàn vận hành nồi hơi.
Kỹ thuật an toàn vận hành thiết bị áp lực.
Kỹ thuật an toàn vận hành thiết bị nâng.
Kỹ thuật an toàn hàn điện - hàn hơi.
Kỹ thuật an toàn làm việc máy móc thiết bị cơ khí
Kỹ thuật an toàn vận hành, sử dụng gas (LPG).
Kỹ thuật an toàn sơ cấp cứu.
Kỹ thuật an toàn vận hành hệ thống lạnh.
Kỹ thuật an toàn trong không gian kín.
Kỹ thuật an toàn trong công tác nổ mìn, phá đá.
Cải thiện điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (WISE).
Phương pháp đánh giá rủi ro.
Kỹ thuật quản trị an toàn.
Kỹ thuật an toàn cho một số ngành làm việc trong các ngành vận tải sông biển như: Hoa tiêu, cảng …